Côn trùng trong nhà Kiểm soát loài gây hại

Các côn trùng gây hại trong nhà chủ yếu có ruồi, mỗi, kiến, gián, mối, ve bét

Mối

Mối có khả năng phát hiện nguồn thức ăn từ xa, chúng có những tín hiệu hoá học, các feromom đã xác định được các tín hiệu hoá học khác nhau như tín hiệu đòi ăn, báo động, phát hiện mồi, có thể dụ mối về hộp nhử mối có tầm chất dẫn dụ và phun thuốc. Nếu mối đã đục khoét các vật dụng nhỏ bằng gỗ trong ngôi nhà thì có thể tháo dỡ các vật dụng đó và đặt nó trong ánh mặt trời. Mối sống trong bóng tối và sợ ánh sáng của trặt trời. Nên đưa các vật dụng trong ánh mặt trời phơi.

Sử dụng dầu hỏa để phòng ngừa và diệt trừ, biện pháp này chỉ được sử dụng để diệt mối gỗ khô và mọt gỗ. Một cách diệt mối mọt trong nhà nữa là dùng nước, có thể tháo các giát giường ngâm vào nước trong vòng 1-2 ngày, sau đó vớt lên. Phơi nắng, đánh véc-ni, quét sơn là một số biện pháp đơn giản giúp chống mối rất tốt cho đồ gỗ. Sử dụng ớt tươi, tinh dầu cam là một sản phẩm diệt mối hữu hiệu. Thay thế đất xung quanh nền nhà bằng một hàng rào cát vì mối không thể đào đường hầm qua cát[9].

Gián

Một trong những biện pháp căn bản để triệt tiêu môi trường sống yêu thích, nguồn nước và nguồn thức ăn của chúng. Gián sống được phải có nước. Chúng có thể sống một tháng không cần ăn nhưng không thể sống một tuần mà thiếu nước. Tìm tất cả các nguồn nước rò rỉ trong nhà và sửa chữa chúng. Khi mất nguồn cung cấp nước, gián sẽ dễ sa vào bẫy. Luôn đóng nắp các lỗ thoát nước trong phòng tắm, vì thế gián không thể từ các cống rãnh chui lên. Dọn sạch phân chó và mèo phân trong sân, vì đây có thể trở thành thức ăn cho gián hoặc gián đi qua và mang bẩn vào nhà[10].

Giữ nhà cửa sạch sẽ, lau nhà thường xuyên, chú ý nhà bếp. Sau bữa ăn, rửa sạch bát đĩa và cất giấu thức ăn thừa cẩn thận. Khi sắp xếp nồi niêu xoong chảo, bát đĩa trên giá, nên úp ngược xuống, để những vật này không trở thành nơi đựng phân hay trứng gián. Chú ý lau dầu mỡ vương vãi trên bếp vì gián rất thích. Giữ thức ăn trong hộp kín. Không để trái cây trên mặt bàn. Thu dọn thùng rác thường xuyên, nên dùng thùng rác có nắp đậy kín. Không để đồ đạc chất đống, lộn xộn. Gián có thể làm tổ ở bất cứ chỗ nào, từ đống giấy báo cho đến quần áo, giẻ lau, nó có thể làm tổ ở tầng áp mái, tầng hầm, nhà kho. Trét kín các lỗ nhỏ, vết nứt, khe hở dọc tường và chân tường, nơi những con gián nhỏ hoặc trứng gián đang ẩn náu[10].

Dùng bả gián, trộn lẫn bả với thực phẩm mà gián yêu thích (bột bánh, dầu ăn, mỡ, đường) và đặt ở gần tổ của chúng. Một con gián ăn phải bả, sau đó bài tiết chất độc ở tổ khiến các con gián khác chết theo. Nên đặt ở nhiều khu vực, đặc biệt là gần đường đi của chúng hoặc nơi có phân gián. Khi đã đặt bả và bẫy không nên làm sạch khu vực đó quá, gián sẽ chuyển đường đi. Sử dụng các thuốc xịt côn trùng. Nếu muốn giết gián ngay lập tức, có thể xịt cồn.

Sử dụng bẫy gián, những chiếc bẫy gián bán có chất dính khiến gián chui vào đây và không ra được. Đặt những viên băng phiến (long não) ở các góc nhà, gián rất sợ những mùi này. Lắp đèn huỳnh quang vào các tủ bếp và bật sáng, hoặc bật sáng bất cứ khu vực nào không muốn có gián vì gián rất sợ ánh sáng. Nếu giẫm nát hay đập bẹp một con gián, hãy lau sạch khu vực xung quanh cũng như đế giày dép hay dụng cụ đập gián, khi gián chết, trứng của nó vẫn có thể nở nếu không bị xử lý nhanh chóng.

Phèn chua cũng là một trong những khắc tinh của gián, có thể hòa phèn vào nước nóng để phèn tan ra, dùng nước này để lau sàn. Khi sàn khô, phèn chua trắng kết tinh sẽ ngấm vào các kẽ nứt của sàn nhà làm gián không đến gần, có thể rắc phèn chua xung quanh chỗ đựng thức ăn, tủ quần áo để đuổi gián. Bột giặt có khả năng diệt gián mạnh hơn cả những thuốc diệt côn trùng chứa nhiều chất hóa học, cần hòa hỗn hợp bột giặt với nước cho vào bình và xịt trực tiếp lên tổ gián sẽ khiến chúng chết nhanh chóng, có thể rắc bột giặt ở nơi gián hay xuất hiện, gián ăn bột giặt vào sẽ chết. Gián rất thích đồ ngọt nên có thể dùng để bẫy. Diệt gián bằng bột nở (bột baking soda) loại bột này thường dùng để làm bánh ngọt, bánh mì. Dùng bột này trộn vơi một ít bánh hay hành phi để dụ gián tới. Do gián không có hệ thoát hơi như các loài động vật khác nên khi ăn bột nở hệ tiêu hóa của gián sẽ tạo nhiều hơi làm phình bụng mà chết[11].

Chất đuổi gián tự nhiên là tinh dầu bạc hà, vỏ dưa leo, vỏ cam quýt, tỏi, và dầu đinh hương. Gián sợ mùi của hành tây, khi ngửi thấy mùi này thì chúng sẽ chạy khỏi ngôi nhà. Dùng lá tía tô là cách diệt gián người Mỹ thường dùng, hòa hỗn hợp đường và lá tía tô say nhuyễn đặt vào nơi gián hay xuất hiện. Gián rất sợ mùi của vỏ canh, quýt, nên phơi cỏ cam, quýt hay chanh cho khô rồi để vào tủ hoặc bếp sẽ giúp xua đuổi gián. Dưa chuột cũng có tác dụng diệt gián hiệu quả như hành tây, chỉ cần đặt dưa chuột tươi vào trong bếp hay một góc nào đó gián hay xuất hiện khi thấy mùi dưa chuột gián sẽ bỏ đi, phải thay dưa chuột sau vài ngày bởi khi dưa chuột khô héo, gián lại kéo đến. Khi thấy mùi của lá nguyệt quế là dán cũng bỏ đi [11].

Kiến

Kiến không ưa phấn, khi vẽ một vòng bằng phấn bao quanh Calcium carbonate (CaCO3) trong phấn sẽ khiến kiến dừng bước cũng có thể thay phấn bằng vỏ trứng rửa sạch, phơi khô giã nhỏ, rắc bột phấn xung quanh vườn cây để đuổi kiến và sên. Quét vôi quanh gốc cây để đuổi kiến và côn trùng. Rắc một dòng bột mì quanh kệ đựng thức ăn hoặc bất kỳ nơi nào trong nhà thấy kiến.

Kiến dị ứng với cam, chanh, cần xịt một chút nước chanh và ngưỡng cửa và bệ cửa sổ. Sau đó, vắt chanh vào bất kỳ lỗ hay vết nứt nào có kiến, rắc các mẩu vỏ chanh xung quanh các lối đi ngoài trời để ngăn chặn kiến. Chanh cũng có tác dụng chống lại những con gián và bọ chét. Có thể loại bỏ những con kiến trong khu vườn, trên sân và nền nhà bằng cam. Cho một vài miếng vỏ cam cùng một cốc nước ấm vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi đổ lên những nơi.

Rắc hạt tiêu trên đường kiến đi tìm thức ăn, đổ ít hạt tiêu xuống tổ kiến và bkiến sẽ bỏ đi. Ngăn chặn kiến vào nhà bằng cách rắc muối dọc theo đường đi của chúng hoặc ngang cửa. Để ngăn chặn kiến vào nhà, có thể rắc bột thơm xung quanh móng nhà, cửa ra vào và cửa sổ, có thể rắc bột hàn the, lưu huỳnh, dầu đinh hương hay trồng bạc hà quanh nhà, Thả một lá nguyệt quế vào trong thùng đựng thực phẩm hoặc tủ bếp. Kiến ghét mùi giấm và chúng sẽ bỏ đi[12].

Muỗi

Để tránh muỗi thì những biện pháp quen thuộc như dọn dẹp môi trường sống sạch sẽ, không để những vũng nước bẩn, tù đọng quanh nhà, những dụ cụ chứa nước đọng, nuôi cá trong hồ để diệt bọ gậy, loăng quăng, dùng lưới chống muỗi; mắc màn khi ngủ, dùng vợt muỗi, thuốc bôi, thuốc xịt côn trùng[13]. Việc phun hóa chất diệt muỗi của ngành y tế hiện chỉ là biện pháp cấp bách ngăn chặn lây lan dịch bệnh. Biện pháp hiệu quả nhất vẫn là diệt loăng quăng mà mọi người dân đều có thể chủ động thực hiện để phòng tránh bệnh[14]. Hóa chất diệt muỗi là một loại chất độc có ảnh hưởng đối với người và các loại động vật nếu sử dụng không đúng. Hầu hết các loại hóa chất thường dùng đều có thể gây độc cho cơ thể[15][16]

Hiện nay, kỹ thuật phun mù nhiệt với hạt thuốc nhẹ lơ lửng trong không khí lâu hơn, có thể diệt cả muỗi đang bay. So với kỹ thuật phun hóa chất diệt muỗi trước đây (kỹ thuật phun sương lạnh), kỹ thuật phun mù nhiệt có kích thước hạt thuốc siêu nhỏ, phát tán nhanh ra khu vực rộng, hạt thuốc nhẹ, lơ lửng trong không khí lâu hơn. Ưu điểm của kỹ thuật này là hóa chất phun ra tạo thành luồng sương khá dày đặc, mắt thường có thể nhìn thấy được, người thực hiện kiểm soát được lượng hóa chất được phun ra môi trường. Luồng sương hóa chất bay lâu, tồn lưu lâu hơn trong không khí, có thể len lỏi được trong các bụi rậm, duy trì thời gian diệt côn trùng đang bay lâu hơn[14]

Có thể áp dụng các liệu pháp từ cây cỏ tự nhiên như xịt nước tỏi, trồng hương nhu, sả quanh nhà, thoa dầu khuynh diệp và chanh là những cách chống muỗi tự nhiên và hiệu quả. Hỗn hợp dầu khuynh diệp (bạch đàn) và chanh có tác dụng chống muỗi. Hợp chất chiết xuất từ long não có thể diệt muỗi, trồng loại cây hương nhu ở bậu cửa sổ, muỗi sẽ không dám vào nhà. Tỏi có mùi hăng khá khó chịu, đó là lý do khiến muỗi tránh xa. Ép lá chè tươi lấy tinh dầu, thoa lên tóc và da để tránh muỗi. Tinh dầu bạc hà cũng như các chiết xuất của bạc hà đều có tác dụng đuổi muỗi hữu hiệu. Mùi oải hương không chỉ thơm mà còn có tác dụng chống muỗi. Có thể đốt nến có hương sả hoặc xịt tinh dầu sả quanh nhà để chống muỗi. Ngoài ra, trồng những bụi sả quanh nhà cũng là một biện pháp hữu hiệu[13]

Xịt tinh dầu, dùng vợt hay tìm nơi trú ẩn của muỗi để diệt tận gốc là những cách đơn giản giúp giảm bớt loại côn trùng này. Để đuổi muỗi, nhiều nhà xịt một ít tinh dầu chanh, sả, quế, bạc hà, khuynh diệp. Ngoài ra, cũng có thể dùng nhang thơm trừ muỗi hoặc bộ máy xông đuổi muỗi để xua chúng ra khỏi nhà. Cây sả được xem là loại thảo mộc phòng chống muỗi rất hiệu quả. Những góc khuất trong nhà bếp, phòng ngủ, phòng ăn thường là nơi trú ẩn ưa thích của muỗi vì sẽ rất khó để tiêu diệt chúng[17].

Ruồi

Một con ruồi đang ăn phân

Ngăn chặn nguồn thực phẩm và nơi sinh sản của ruồi bằng cách giữ vệ sinh nhà cửa, luôn lau chùi nhà cửa sạch sẽ, dọn sạch các mẩu vụn thức ăn trong bếp, rửa sạch bát đĩa ngay khi sử dụng, Đóng nắp thùng rác, cất thức ăn vào tủ lạnh hoặc đậy lồng bàn Làm tối phòng để đuổi ruồi nếu nó đã lỡ vào phòng: Hãy tắt điện, kéo rèm làm tối phòng, chỉ chừa một lối thoát nhỏ để ruồi theo hướng ánh sáng đó đi ra ngoài. Trồng cây, cắm hoa, lá khô để đuổi ruồi. Ruồi rất sợ mùi bạc hà, oải hương có thể đặt những cây này ngoài cửa nhà hoặc trong bếp để ngăn ruồi vào, ruồi cũng không thích cây cà chua.

Có thể làm bẫy ruồi bằng những túi nước, hoặc cốc nước chứa đồng xu, đặt ở những điểm xuất hiện nhiều ruồi với nước phải thật trong. Do cấu tạo của mắt khá đặc biệt nên khi nhìn qua nước, ruồi thấy những đồng xu bị biến dạng, nó sẽ sợ mà không dám lại gần[18] Ruồi vốn có thị lực rất nhạy, mắt chúng có cấu trúc như một lăng kính. Các túi nước (ly nước) hoạt động giống như một cái gương, để gây nhầm lẫn cho ruồi. Khi ruồi di chuyển, ánh sáng phản chiếu từ những túi nước (ly nước) làm cho chúng khó khăn và không dám lại gần[19]

Cách đơn giản nhất khi sử dụng đinh hương đuổi ruồi là dùng đinh hương, bạc hà, tiêu đen do ruồi không thích mùi nồng của hạt tiêu đen. Có thể sử dụng bạc hà tươi hoặc sấy khô để đuổi ruồi. Giống như đinh hương, treo những túi bạc hà gần cửa sổ hoặc cửa ra vào. Lá hương thảo rất hấp dẫn ong bướm, nhưng lại mùi hương mạnh của nó lại gây khó chịu với các loài côn trùng, ruồi, muỗi. Cây oải hương có mùi thơm có thể xua đuổi ruồi, sâu bướm và bọ chét. Húng quế có một mùi hương khiến loài ruồi rất ghét.

Trộn vài giọt xà phòng cùng với quế vào một chai giấm và lắc đều. Dung dịch giấm và quế sẽ xua đuổi ruồi, xà phòng khiến ruồi không thể bám vào các vật thể. Mặc dù không giết ruồi trực tiếp, tinh dầu sả sẽ cản trở khả năng bay của ruồi và cho phép tiêu diệt chúng dễ dàng hơn. Lá nguyệt quế là một thảo dược thường được sử dụng nấu ăn và nó cũng có một mùi hương khó chịu khiến ruồi và các loài côn trùng khác như bướm, gián tránh xa. Cây cúc ngải là một loại thảo dược có hoa rất hiệu quả trong việc xua đuổi ruồi và chống mối, mọt, kiến, chuột, muỗi. Ngải cứu là thảo dược có vị đắng và có khả năng diệt côn trùng, xua đuổi bọ ve, ruồi và bướm đêm. Cửu lý hương là loại cây thân gỗ có đặc tính tẩy uế, diệt côn trùng và ruồi (đặc biệt là ruồi giấm) một cách tự nhiên[20].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kiểm soát loài gây hại http://www.cals.ncsu.edu/course/ent425/text19/tact... http://palimpsest.stanford.edu/bytopic/pest/ http://entomology.ifas.ufl.edu/pestalert/ //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/14645467 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18944450 http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/vi... http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/noi-tro/10-ca... http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/noi-tro/12-ca... http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/noi-tro/cach-... http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/noi-tro/duoi-...